13 giờ ngày 15/5/1988, tại phía
Nam đá Châu Viên, 2 tàu chiến Trung Quốc (Trong đó có một tàu số hiệu
677) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang
hoạt động bình thường.
Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988
Mang quà vào cho lính đảo
Ba tàu vận tải này đang neo đậu để xây nhà đá chẻ ở đảo Tiên nữ
Con tàu HQ-861. Lúc này tàu ta chưa sơn thêm chữ HQ-
Tàu HQ-861 là tàu quét mìn project 1265E
có trọng tải khoảng 400 tấn được sản xuất ở Liên xô, là chiếc đầu tiên
trong bốn chếc cùng loại của Hải quân Việt Nam có số hiệu từ 861 đến 864
nhận từ năm 1987 đến năm 1990.
Trong chiến dịch CQ-88, ngày 18/2/1988,
tàu HQ-861 của Vùng 3 tăng phái cho vùng 4, trên đó có đồng chí Lê Văn
Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4 đã cùng đi với tàu HQ-614 ra giành
giật đá Châu Viên với tàu Trung Quốc
Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến:
208, 209, 164…, quay pháo về phía tàu Việt Nam đe dọa nổ súng. Ta không
lên được Châu Viên nữa.
những người đang tắm là những chiến sĩ công binh đang xây nhà trên đảo Tiên nữ trơ về tàu sau một ngày lao động vất vả.
Tắm nước ngọt là một điều xa xỉ ở Trường Sa.
Khi ở trên đảo Phan Vinh, các vị khách
đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa
giông ập đến bất ngờ. Cả đảo ùa ra tắm, nhảy nhót, la hét… Xúc động
trước cảnh lính đảo đón mưa, nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa
Trường Sa”, rất được lính Trường Sa ưa thích. “Mưa! Trời mưa! Á ha, trời
mưa! Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thấm từng giọt
mưa lẫn dòng nước mắt. Mưa ơi mưa ơi đảo nhỏ chờ mưa. Mưa đi mưa đi
chúng tôi cần mưa…”.
Có lần khi ca sĩ Hoàng Nguyên đến biểu
diễn ở đảo Trường Sa Đông. Anh em chiến sĩ đề nghị anh hát bài "Mưa
Trường Sa"của nhạc sĩ Xuân An, bởi đã vài tháng đảo không có một giọt
mưa. Mọi người muốn được "thưởng thức mưa" qua bài hát. Ðáp lại tình cảm
của chiến sĩ, Hoàng Nguyên đã hát. Và lạ thay, khi vừa cất tiếng hát
"Mưa! Trời mưa, A ha trời mưa. Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên
mặt người, thẫm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt..." thì tự nhiên mây ùn
ùn kéo đến và cả đảo... chìm trong mưa. Dưới trời đêm, các chiến sĩ
không kịp cởi quân phục, để nguyên như vậy vẫy vùng dưới mưa, sung sướng
la hét đón từng giọt mưa đầu mùa hiếm hoi của đảo. Từng đôi chân họ
chạy tung tăng, hò reo như trẻ nhỏ. Hoàng Nguyên đã cảm nhận, sẻ chia cả
niềm vui và nỗi khát khao của người lính Trường Sa như thế.
Chỉ có những ai đã từng sống, từng tận
mắt chứng kiến cái nắng, cái mưa, cái gió và sự thiếu thốn nơi đây mới
cảm nhận hết được những khó khăn vất vả của người lính đảo. "Mưa Trường
Sa" với lời ca, giai điệu mộc mạc, ân tình đầy chất lính nhưng cũng đấy
khát khao cuộc sống, với những điều trong trẻo, tự nhiên.
Đảo Tiên Nữ, tháng 5/1988.
Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh quân chủng Hải quân thăm bộ đội Công binh xây dựng đảo Tiên Nữ.
Da thịt con người đấu với nước biển, nắng gió, đấu với đá hộc, sắt thép xi măng.
Mỗi chuyến xuồng chở được khoảng 7 tấn, mỗi con tàu chở hàng trăm tấn vật liệu để xây nhà C1.
Lính công binh cứ thế dầm mình suốt ngày dưới nước truyền tải hết từng ấy số vật liệu hỏi có gian lao nào bằng?
Biển cả mênh mông, như nuốt chửng cái
tàu chở lính công binh xây đảo Trường Sa, có cảm giác nó chỉ nhỏ như cái
lá tre. Sức chở khoảng 40 tấn cả người và vật liệu xây dựng, tàu bé
chật chội không có phòng riêng,từ đoàn trưởng đến lính đều phải tìm một
chỗ trên boong mắc võng tòong teng mà nằm. Dịp Tết Nguyên Đán cũng là
mùa biển động. Nắng cháy, mưa chan cũng cứ phải phơi mình ở giữa trời mà
hứng nước biển sóng đánh tung lên boong tàu rát mặt.
Món giải trí mới trên tàu.
Rửa chén trên nhà cao cẳng.
Tranh thủ câu cá cải thiện.
Bữa cơm trưa dưới mái tôn nóng hầm hập.
13 giờ ngày 15/5/1988, tại tọa độ 112 độ
52 phút kinh Đông - 8 độ 46 phút vĩ Bắc, phía Nam đá Châu Viên, 2 tàu
chiến Trung Quốc (Trong đó có một tàu số hiệu 677) xâm phạm chủ quyền
Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.
Chiếc 677 là tàu tên lửa lớp Houxin được
trang bị bốn tên lửa diệt hạm C-801 Eagle Strick. Tàu của ta ở Trường
Sa lúc này, ngay cả mấy chiếc Petya cũng không phải là đối thủ của nó
Chiếc tàu này chắc xuất phát từ Châu
Viên sau khi cắt chéo đường chạy của một tàu vận tải kéo xà lan của ta
từ Núi Le hay Tiên Nữ về thì quay ngoắt lại. Một hành động đe dọa.
Sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc là một sự nguy hiểm thực sự cho Đoàn công tác.
Đại úy nguyễn Văn Hiền, thuyền trưởng
Tàu HQ-861 đã điều khiển tàu an toàn, đưa đoàn công tác hoàn thành nhiệm
vụ chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988.
Những khuôn mặt trên con tàu HQ-861.
Hành trình Trường sa của bác Thái có thể
theo thứ tự như sau: Cam ranh- Đá Lát - Đá Tây - Trường Sa Đông - Đá
Đông - Trường Sa Lớn - Phan Vinh - Tốc Tan - Núi Le - Tiên Nữ - Thuyền
Chài - An Bang và trở về TP Hồ Chí Minh hoặc Cam ranh.
Bộ ảnh của bác Thái thiếu các ảnh ở Đá
Tây có thể do tàu của bác không đi Đá Tây và ảnh An Bang do hết phim hay
trục trặc kỹ thuật...
Sau chuyến đi, hai bác Viết Thái và Đình
Quát rửa mấy chục tấm ảnh khổ 40 x 60, giới thiệu ở một số nơi tại Nha
Trang. Phòng VH-TT thành phố Đà Nẵng, khi đó thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng mời các anh tham gia triển lãm ảnh “Gặp gỡ Trường Sa”. Sau đó,
triển lãm được đưa vào thành phố Cần Thơ. Bộ ảnh chụp trong chuyến đi đó
được Nguyễn Viết Thái đưa lên blog, rất nhiều người xin sử dụng. Còn
đối với nhà báo Phạm Đình Quát, Trường Sa không chỉ là những kỷ niệm,
mỗi lần nhắc đến Trường Sa là cồn cào nỗi nhớ.
Xin cảm ơn các anh và rất nhiều những
anh chị khác đã mang những lời ca tiếng hát, điệu múa, thước phim, tấm
ảnh, câu chuyện đất liền ra với bộ đội Trường Sa trong những ngày gian
khổ, lửa đạn ấy. Sự có mặt của các anh chị trong những lúc “nước sôi lửa
bỏng”, “hòn đạn mũi tên”, chấp nhận hy sinh bởi đạn thù, đã là nguồn
động viên, niềm tin trực tiếp cho lính đảo, sẵn sàng hy sinh như những
đồng đội đã hy sinh 1 tháng trước (14/3/1988), để bảo vệ Trường Sa. Các
anh chị còn là nguồn chuyển tải cuộc sống, chiến đấu của đảo về đất
liền, với người thân để lính đảo an tâm: “Cả đất liền đang dõi ra nhìn
đảo”.
Xin nghìn vạn lần cảm ơn các anh chị, đạp sóng biển, chấp nhận đạn bom, ra với lính đảo, những ngày tháng 5 năm 1988.
Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)