Ga xe điện Bờ Hồ năm 1936
Trong ảnh là toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10/10/1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quai Chảo, làng Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày 12/1/1958. Cuối năm 1959, khi xem mô hình Quy hoạch Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện... tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi".
Sắc lệnh số 3 về Thiết quân luật do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ngày 1/9/1945.
3 ngày sau lễ Tuyên ngôn Độc lập, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp tiếp tục ký Sắc lệnh số 5 về quy định Quốc kỳ Việt Nam.
Ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về ngày mở cuộc Tổng tuyển cử. Lần đầu tiên cụm từ "Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được ghi trong văn bản này.
Giấy chứng minh số 305 chứng nhận Cụ Hồ Chí Minh là đại biểu tỉnh Hà Nội tại Toàn Quốc Đại biểu Đại hội năm 1946.
Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thiết lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội (sau này đổi tên thành ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội).
Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946.
Năm 1955, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi tên phố ở Hà Nội và những thành thị mới giải phóng.
Tháng 12/1966, Bác Hồ gửi thư khen đồng bào, bộ đội và cán bộ Hà Nội.
Thuyết minh Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội năm 1962.
Năm 1967, Hà Nội được thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất vì thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bản thông báo đặc biệt về việc Mỹ ném bom rải thảm bằng máy bay B52 hủy diệt các trung tâm dân cư ở thủ đô Hà Nội.
Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III