"Chúng ta xin thề trước hương
hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì
Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai
sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ
bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng
liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".
>> Những bức ảnh CQ-88: 1 - Từ Cam Ranh đến Đá Lát, Đá Tây và Đá Đông
>> Những bức ảnh CQ-88: 3 - Hòn đảo mang tên người thuyền trưởng
>> Những bức ảnh CQ-88: 4 - Núi Le, Thuyền Chài sẵn sàng chiến đấu>> Những bức ảnh CQ-88: 5 - Đối mặt với tàu chiến Trung Quốc
Đảo Trường Sa Lớn (lúc này có tên gọi là đảo Trường Sa). Tháng 5/1988.
Cổng chào và trạm gác ở ngay cầu cảng.
Đại tướng Lê Đức Anh và các sỹ quan trên đảo Trường Sa Lớn. Tháng 5/1988.
Đảo Trường Sa Lớn được giải phóng ngày 28/4/1975
Sau 8 tháng kể từ ngày đất nước thống
nhất, trước yêu cầu khách quan về nhà ở và hệ thống phòng thủ bảo vệ
đảo, Bộ quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Hải quân tiến hành
khảo sát xây dựng các nhà kiên cố trên quần đảo Trường Sa. Việc xây dựng
phải bảo đảm 2 yếu tố cơ bản: Phải là nơi phòng thủ kiên cố có tầm quan
sát rộng, tiện cho cơ động sẵn sàng chiến đấu và tránh nắng nóng; vừa
tránh được ẩm thấp nước biển mặn, đón được hướng gió, bảo đảm mọi sinh
hoạt công tác, huấn luyện, vui chơi của bộ đội. Nhận nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng này, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh hải quân xác
định “Dù khó khăn đến mấy, dù phải hi sinh đến tính mạng cũng cũng phải
xây dựng bằng được nhà kiên cố lâu bề trên các cụm đảo Trường Sa, đó là
mệnh lệnh từ trái tim người lính đối với Tổ quốc nơi tuyến đầu”. Thế là
hàng ngàn khối đá, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng được chuyển
xuống tàu đưa ra đảo.
Chuyến tàu đầu tiên mang tên Đại Khánh
do Đại úy Lê Nhật Cát, nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn
83 chỉ huy 70 cán bộ chiến sĩ trẻ hành trình ra Trường Sa vào cuối
tháng 4 năm 1976. Việc đi Trường Sa ngày ấy đồng nghĩa với cuộc chia ly
sinh tử. Bởi đất nước mới trải qua chiến tranh, tàn tích đau thương chưa
xóa nhòa, giờ lại phải ra Trường Sa xây dựng đảo-một thử thách lớn đối
với những người lính công binh thời bình. Tàu Đại Khánh có trọng tải 75
tấn vượt sóng ra Trường Sa từ cảng T thuộc Cam Ranh Phú Khánh (nay là
Khánh Hòa) lúc chiều tối, sau gần 4 ngày lênh đênh trên biển đã đến đảo
Trường Sa Lớn. Gần 4 ngày vật lộn với sóng gió, 80% cán bộ chiến sĩ bị
say sóng, nhiều chiến sĩ trẻ bỏ bữa. Hầu hết các chiến sĩ chưa biết
Trường Sa là gì, chỉ hình dung trong đầu đó là một hòn đảo xa xôi và
thiêng liêng. Trong tim họ luôn nghĩ, ra đảo Trường Sa để xây nhà là
nhiệm vụ vinh quang, khí thế hừng hực trong tim và không hề ngần ngại.
Đảo Trường Sa Lớn những ngày đầu sau
giải phóng hoang sơ và ngổn ngang đất đá. Tất cả công trình quân sự, nhà
ở, hầm hào của quân đội Sài gòn trước đây để lại hầu hết bị cày xới,
tàn phá. Vài ngôi nhà cấp 4 còn lại không có gì ngoài 4 bức tường mục
nát, cháy xém.Dưới cái nắng như thiêu như đốt, các chiến sĩ quần đùi áo
lót ngày đêm vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo trên đá san hô. Quân
bình mỗi chiến sĩ vác 200 hòn đá mỗi ngày. Ban ngày vận chuyển vật liệu,
ban đêm đóng cọc dựng nhà che bạt ở tạm, cốt để bộ đội có chỗ ăn cơm và
ngủ lấy lại sức. Nắng gió rát mặt, với chiếc mũ mềm sao vàng đỏ chói
trên trên đầu, các chiến sĩ như những con ong chăm chỉ người vác đá,
người khiêng xi, người trộn hồ, tung gạch. Sau gần một tháng thi công,
ngôi nhà đầu tiên trên đảo Trường Sa Lớn hoàn thành cuối tháng 5 năm
1976. Loại nhà "sê-ri” thế hệ đầu tiên kết cấu nửa chìm nửa nổi, chiều
cao 2,8 mét, trong đó 1,5 mét ẩn âm trong lòng đảo, lòng nhà rộng 4,5
mét theo hình lục giác, có các cửa sổ, tiện cơ động quan sát, hứng gió 4
phía.
Ngày 7 tháng 5 năm 1988, tại lễ kỷ niệm
33 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân, Đại tướng Lê Đức Anh, ủy viên
Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đến thăm cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa.
Đại tướng biểu dương: “Hải quân đã tích
cực, kiên trì thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, mệnh lệnh của Bộ
Quốc phòng về bảo vệ quần đảo Trường Sa. Mặc dù có nhiều khó khăn, song
đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao”.Tại cuộc mít tinh ở đảo Trường
Sa, Đại tướng phát biểu nhấn mạnh: “Nhân kỷ niệm ngày thành lập Hải quân
nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ
các Tổng cục, các quân chủng, đại biểu tỉnh Phú Khánh (nay là Phú Yên,
Khánh Hoà), chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương
hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào
cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được
Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa –
một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của
chúng ta”.
Đô đốc Giáp Văn cương, Tư lệnh Quân
chủng Hải quân độc diễn văn tại cuộc mít tinh kỷ niệm ngày thành lập
Quân chủng Hải quân tại Đảo Trường Sa, ngày 7 tháng 5 năm 1988.
Mít tinh kỷ niệm Ngày truyền thống Quân chủng Hải Quân ở Trường Sa, ngày 7/5/1988.
Lời thề của người chiến sĩ hải quân vang dội đảo Trường sa
Trạm Khí tượng Trường Sa. Tháng 5/1988.
Vào các giờ 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16
giờ, 19 giờ, 22 giờ, 1 giờ trong ngày, các thông tin về khí tượng và hải
văn ở Trường Sa sẽ được gửi lên Tổ chức khí tượng thế giới
Mã số của Trường Sa và của cả Việt Nam
là 48. Mã số ấy được cả thế giới thừa nhận và hàng ngày những thông tin
của Trường Sa - Việt Nam được bạn bè quốc tế sử dụng để góp phần làm nên
bản tin dự báo thời tiết toàn cầu.
Ca sỹ Anh Đào với cán bộ Trạm Khí tượng Thủy văn Trường Sa. Tháng 5/1988.
Từ trái: Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh
quân chủng Hải quân, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng,
Thượng tá Phạm Sỹ Ta, Đảo trưởng đảo Trường Sa thị sát đảo.
Nồi cơm độn khoai dưới nắm trưa gay gắt
Bữa cơm trên mâm pháo.
Những cán bộ chiến sỹ Tôi đã gặp ở Trường Sa, tháng 5/1988.
Đồng nghiệp của tôi trong chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988.
Ca sỹ Anh Đào với các chiến sỹ đơn vị thông tin trên đảo Trường Sa.
Giây phút thư giãn vẫn sẵn sàng, cảnh giác.
Ảnh này chắc ở Trường Sa Lớn phía sau các chiến sĩ là một chiếc LST, HQ-501 hay HQ-503?
Giếng nước gần cổng chính Trường Sa Lớn, HQ-501 đang cập cạnh cầu cảng.
Từ trái: Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh
quân chủng Hải quân, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng,
Thượng tá Phạm Sỹ Ta, Đảo trưởng đảo Trường Sa thị sát đảo.
Đại tướng Lê Đức Anh, Đô đốc Giáp Văn Cương và tướng lĩnh sỹ quan bên cột mốc chủ quyền Trường Sa.
Ca sĩ Anh Đào bên cột mốc chủ quyền Trường Sa.
Ca sĩ Anh Đào và Thanh Thanh (ngồi) bên cột mốc chủ quyền Trường Sa.
Những chiếc xe tăng, pháo phòng không, pháo phản lực, sơn pháo...tập
trung ở Trường Sa Lớn cho thấy tính khẩn trương và căng thẳng của CQ-88
và thể hiện rõ tầm quan trong và sự quyết tâm bảo vệ thủ phủ của Trường
sa
Chiến sỹ lái xe PTS trên dảo Trường Sa Lớn.
Nhằm tăng cường khả năng xây dựng, bảo
vệ Quần đảo Trường Sa - DK1, từ năm 1987 Quân chủng Hải Quân được Bộ
Tổng Tham mưu điều chuyển bổ sung hàng chục xe tăng T54, K63-85, hàng
chục khẩu súng pháo (chủ yếu là ĐKZ, pháo 85mm và 37mm), tiếp nhận hàng
chục tấn vũ khí, đạn. Năm 1988, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng
cường vũ khí trang bị kỹ thuật cho Hải quân như pháo D30, 122mm, 23mm,
tên lửa phòng không, súng phóng lựu AGF... để Quân chủng trang bị cho
các đảo.
Tuy vậy xem qua ảnh của bác Thái chỉ thấy có T-34, K63-85 chứ không thấy chiếc T-54 nào.
Chiến sĩ xe tăng K63-85 luôn sẵn sàng để chiến đấu.
Các nhà báo, diễn viên trong chuyến ra
công tác tại đảo Trường Sa Lớn, tháng 5/1988. Từ trái sang phải: Nam
ngồi đầu tiên, đội mũ trắng là anh Phạm Đình Quát (Quốc doanh nhiếp ảnh
Phú Khánh); nam ngồi cạnh, tóc dài là cố Nhạc sĩ Xuân An (Sở VHTT Phú
Khánh), nữ đứng sau, giữa Phạm Đình Quát và Xuân An là ca sĩ Anh Đào; nữ
đeo kính ngồi cạnh Xuân An là ca sĩ Thanh Thanh. Cả 2 chị là ca sĩ của
Đoàn Ca múa Hải Đăng (Phú Khánh); Những người xung quanh là anh Nguyễn
Viết Thái (đội mũ rộng vành, đứng sau Ca sĩ Thanh Thanh - phóng viên ảnh
kiêm viết, chuyên theo dõi mảng Quân đội của Báo Phú Khánh) và các
phóng viên của Tạp chí Hải quân, NXB Quân đội, Xưởng phim Quân đội, Đài
Truyền hình TP.HCM, Quốc doanh Chiếu bóng Phú Khánh... và cán bộ Quân
chủng Hải quân.
Một khẩu đội pháo D30
Mang thiết bị truyền tin mới được Liên Xô viện trợ ra đảo.
Đến thăm những người đã nằm xuống vì chủ
quyền của Tổ quốc, không phải lúc nào cũng có được những nén nhang thơm
và bó hoa tươi. Nhưng xin các anh hãy nhận ở chúng tôi lòng cảm phục và
biết ơn về sự hy sinh của các anh cho cuộc sống thanh bình của Đất
nước.
Trong hai ảnh trên có thể nhìn thấy một phần sân bay Trường Sa ta bắt đầu làm từ năm 1978,
"Gánh hát" gồm cố nhạc sĩ Xuân An, ca sĩ
Anh Đào, Thanh Thanh đi đến từng chốt của đảo Trường Sa Lớn để biểu
diễn phục vụ chiến sĩ.
Có lần tại một đơn vị ở đảo Trường Sa
Lớn, Xuân An hát suốt 90 phút rồi buông đàn nằm nghỉ. Các chiến sĩ trẻ
nhao nhao: “Bố cứ vừa nằm vừa hát tiếp đi. Chúng con quạt cho bố mát”.
Một lúc sau, anh em ở đơn vị khác kéo đến, miệng mời tay kéo Xuân An đến
chỗ ở của họ... nằm hát tiếp. Không có tình cảm sâu sắc và mãnh liệt,
chắc Xuân An, cũng như Anh Đào, Thanh Thanh, không thể hát khỏe như
trong chuyến đi ấy. Hai chị còn tranh thủ khâu vá cho chiến sĩ.
"Gánh hát" gồm cố nhạc sĩ Xuân An, ca sĩ
Anh Đào, Thanh Thanh đi đến từng chốt của đảo Trường Sa Lớn để biểu
diễn phục vụ chiến sĩ.
Tháng tư năm 1988, máu vừa đổ ở vùng
biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, đài, báo vừa đăng tải danh sách 74
người hy sinh, mất tích. Đoàn ca múa Hải Đăng thông báo đi Trường Sa,
nhiều ca sỹ lấy lý do con nhỏ, đau ốm để thoái thác. Anh Đào nghĩ, chính
lúc này là lúc bộ đội Trường Sa cần nhiều nhất sự động viên, chia sẻ
của của mọi người ở đất liền. Sau chuyến đi năm 1984, Anh Đào vẫn mong
được quay lại Trường Sa, về với Trường Sa. Xin được đi Trường Sa, Anh
Đào mua thật nhiều xoài, cà phê, thuốc lá mang ra Trường Sa tặng chiến
sỹ.
Tại đảo Trường Sa Lớn, có lần Anh Đào
đang chỉnh lại trang phục ở phòng riêng, chuẩn bị ra hát ở nơi biểu diễn
cách đó chừng trăm mét, bỗng nghe tiếng rên ở phòng bên. Chạy qua, Anh
Đào thấy một anh đang nằm, sốt cao lắm. Anh tên là Vinh, đảo phó, ra
Trường Sa đã 4 năm, uống nước giếng san hô nên nhiễm bệnh. Anh Đào lấy
khăn dấp nước đắp cho anh, rồi ra hát cho mọi người. Hát xong, chị chạy
về, vừa quạt vừa hát cho anh Vinh. Biết anh ở khu Bốn, Anh Đào hát bài
“Giận thì giận, thương thì thương” rồi “Người ơi người ở đừng về”, vừa
hát vừa khóc…
Lên đảo, anh em chiến sỹ yêu cầu hát về
vùng quê nào, Anh Đào, Thanh Thanh và cố nhạc sĩ Xuân An hát về vùng quê
đó. “Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với
tình cảm các anh dành mình.” Anh Đào tâm sự. Khi lên đảo An Bang, Anh
Đào bị xỉu vì say sóng, tỉnh dậy thấy đang nằm trên miếng ván lót trên
mấy can sắt. Còn đang váng vất, Anh Đào giật mình khi thấy một anh đến
ngồi cạnh chị, đưa tay xuống dưới “giường”. Anh kéo ra một can màu trắng
loại 5 lít đựng nước, pha sữa cho chị. Ngày đó, tiêu chuẩn mỗi người
trên đảo chỉ được 5 lít nước, lại còn tiết kiệm mỗi người nửa lít để
tưới cây bàng đầu tiên trồng trên đảo…
Trái bàng vuông
Cây Phong ba trên đảo Trường sa
Trên đảo Trường Sa Lớn, sở dĩ sự phát
triển của thực vật bậc cao rất hạn chế bởi điều kiện thiên nhiên rất
khắc nghiệt, đất cát san hô cằn cỗi, nhiều tảng đá san hô lớn ngăn cản
sự sống của cây xanh. Bởi vậy, trước đây nếu tính cả đảo cũng chỉ
có 2 cây Bàng vuông và một số bụi Hếp.
Sau bảy lần khảo sát và tiến hành
nghiên cứu điều tra cơ bản các điều kiện sinh thái, trồng thử nghiệm
một số loài cây trên Trường Sa Lớn, đề tài phục hồi và phát triển
cây xanh trên các đảo, với Trường Sa lớn là trọng điểm của
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã thành công tốt đẹp. Một số
loài đã sinh trưởng bền vững như Bàng biển, Tra biển, Bàng vuông, Mù u,
Phong ba,…
Những năm đầu, nguồn cây giống phải
nhập từ đất liền, thậm chí từ thủ đô Hà Nội, để đến được
với Trường Sa vô cùng gian khó. Nhưng với sự chăm sóc có kỹ thuật và
lòng nhiệt tình của chiến sỹ trên đảo, các loài cây con đã nhanh chóng
phát triển và trụ vững trên đảo qua tất cả sự khắc nghiệt để màu xanh
luôn xanh. Giờ đây ở Trường Sa Lớn đã có thể tự túc nguồn cây giống bằng
chính hạt cây các loài trên đảo được gieo ươm và trồng tại chỗ.
Ca sĩ Anh Đào chụp ảnh bên cạnh đài quan sát Trường Sa Lớn.
Trên đài quan sát thường xuyên có ít nhất hai chiến sĩ trực, mỗi người một hướng.
Thang lên xuống được lồng trong một ống được làm bằng thân thùng phuy hàn nối với nhau.
Reds.vn - Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)